Bạn hiện là sinh viên năm nhất đại học. Bạn muốn được vui chơi, nhưng vẫn muốn mọi người coi trọng bạn. Bạn muốn có được điểm số cao, đặc biệt là đủ tiêu chuẩn có được học bổng, vì vậy bạn cần phải cân bằng giữa cuộc sống xã hội và quá trình học tập của bản thân. Bạn cần đảm bảo con đường sự nghiệp sau khi tốt nghiệp đại học như tìm được việc làm lương cao ngay khi ra trường. Để có thể đạt được điều này bạn cần có kế hoạch và quyết tâm, bạn sẽ có được thành công ngoạn mục trong những năm đai học của mình.
I. Phát triển kỹ năng mới
1. Gặp gỡ những người bạn mới
Hoàn toàn bình thường khi cảm thấy bị choáng ngợp, đặc biệt nếu bạn là sinh viên năm nhất tại một trường đại học hoặc đại học lớn. Đừng để cảm giác đó ngăn bạn kết bạn mới. Đại học là nơi bạn có thể gặp gỡ nhiều người có tính cách và kiến thức khác nhau. Hãy nhớ rằng: có thể bạn không phải là người duy nhất lo lắng về việc kết bạn mới.
– Tham dự các lễ hội hoặc hội thảo dành cho các tân sinh viên. Đây là nơi tuyệt vời để bạn gặp gỡ và giao lưu với nhiều bạn mới. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái và gặp gỡ được nhiều tân sinh viên giống như bạn.
– Ngay cả khi bạn chỉ biết một người, hãy yêu cầu anh ấy hoặc cô ấy giới thiệu bạn với bạn bè / anh ấy nghĩ bạn có thể phù hợp. Bạn sẽ xây dựng mối quan hệ của mình thật nhanh chóng.
– Tham gia các câu lạc bộ ở trường. Có rất nhiều câu lạc bộ tại trường bạn có thể tham gia như thể thao, các nhóm học thuật đều sẽ mang đến cho bạn những cơ hội gặp gỡ và kết bạn với những người cùng chí hướng.
2. Tình nguyện viên
Tham gia các hoạt động tình nguyện đôi khi được yêu cầu như là một phần của chương trình giảng dạy của bạn ở các trường đại học, nhưng ngay cả khi không được yêu câu hoặc bắt buộc, bạn vẫn nên tham gia. Đây sẽ là cơ hội giúp bạn có những trải nghiệm và kỹ năng tuyệt vời, bên cạnh đó nó giúp bạn có được một bản CV xin việc đẹp, ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng sau này
– Tại nhiều trường đại học có các trung tâm sinh viên nó giúp bạn kết nối và tham gia vào được các hội tình nguyện phù hợp với sở thích và kỹ năng của bạn.
– Tình nguyện có thể giúp bạn khám phá những khả năng của bản thân và niềm đam mê.
3. Tìm một niềm đam mê
Đại học là một nơi tuyệt vời để thử những điều mới. Khám phá nhiều cơ hội bạn có ngay trong tầm tay! Bạn luôn muốn hành động và khám phá bản thân? Hãy tham gia casting vai diễn cho một vở kịch hoặc tham gia một nhóm nhạc nào đó. Bạn có muốn học nhảy không? Tham gia các lớp học này sẽ giúp bạn gặp gỡ và học hỏi được rất nhiều điều mới mẻ.
– Hãy nhớ rằng bạn sẽ không phải là một chuyên gia về mọi thứ bạn thử, và điều đó không sao! Đại học là nơi tuyệt vời để bạn tham gia và thử nghiệm những cái mới, ngay cả khi bạn không giỏi về nó.
4. Xác định con đường sự nghiệp bạn sẽ theo đuổi
Bạn chưa biết được mình thích và đam mê điều gì, không biết mình nên chọn nghề nghiệp như thế nào là phù hợp với bản thân. Nếu hiện đang là sinh viên năm nhất thì điều này cũng bình thường. Tuy nhiên, bạn càng sớm có thể tìm thấy đam mê và quyết định được con đường mình sẽ đi, bạn sẽ sớm có thể định hướng và trang bị những kiến thức kỹ năng cần thiết tại đại học để chuẩn bị cho con đường sự nghiệp bạn sẽ đi sau này.
– Chọn lớp học, ngay cả môn tự chọn, sẽ cung cấp cho bạn kiến thức và kinh nghiệm bạn có thể sử dụng trong con đường sự nghiệp của bạn.
– Đừng sợ thử nghiệm những cái mới. Một lớp học về chuyên môn bạn chưa biết sẽ mang lại những trải nghiệm và kiến thức mới cần thiết cho bạn.
– Tham gia các hoạt đông và dự án và lưu lại những thành tích bạn đã đạt được khiến bạn tự hào, những kỹ năng giao tiếp hoăc khả năng giải quyết vấn đề phức tạp bạn đã được học và trải qua trong quá trình này. Bạn có thể liệt kê chúng trong CV xin việc sau này khi xin việc.
5. Chọn lĩnh vực bạn yêu thích
Thật sự sẽ rất khó khăn để làm một điều gì đó mà bạn không thích hoặc không quan tâm. Chọn một chuyên ngành học không phải tất cả vì tiền lương sẽ kiếm được hoặc mong đợi của cha mẹ. Bạn đã trưởng thành và điều quan trọng là hãy tự đưa ra quyết định cho chính bản thân mình.
– Nói chuyện với chuyên gia tư vấn hoặc thầy cô trong trường. Ghé thăm trung tâm nghề nghiệp. Bạn sẽ được tư vấn những điều cần thiết về con đường sự nghiệp bạn cảm thấy phù hợp nhất và những cơ hội bạn có thể mong đợi khi đã tốt nghiệp.
6. Chịu trách nhiệm cho hành động của mình và không đổ lỗi
Một số sinh viên đại học mong đợi rằng họ sẽ có được những điểm số tốt hoặc những thành tích nhất định. Họ sẽ khó chịu nếu bài làm kiểm tra bị thấp điểm và đổ lỗi cho giáo sư vì thất bại của họ thay vì nhìn nhận xem mình đã mắc lỗi ở đâu và tìm cách khắc phục nó. Đừng như những sinh viên này.
– Chịu trách nhiệm cho hành động của bạn. Nhìn nhận những sai lầm của chính mình, làm việc để cải thiện và làm tốt hơn trong thời gian tới. Đừng đổ lỗi cho người khác – bạn cùng lớp, giáo viên của bạn vì đây là hành động riêng của bạn.
– Hãy nhớ rằng người hướng dẫn của bạn không nợ bạn bất cứ điều gì. Ngay cả khi bạn là một là sinh viên xuất sắc, đừng yêu cầu họ phải đưa ra những ngoại lệ đặc biệt dành cho bạn.
7. Chấp nhận thất bại
Một phần của việc trở thành một sinh viên đại học thành công là chấp nhận rằng mọi thứ sẽ không luôn luôn làm việc theo cách bạn muốn. Bạn sẽ không giỏi mọi thứ bạn thử. Bạn sẽ phạm một số sai lầm, thậm chí một số lỗi lớn. Đừng coi đây là bằng chứng cho thấy bạn “thất bại”. Xem chúng như những cơ hội cho sự phát triển.
– Cầu toàn: Mặc dù bạn có thể tin rằng đó là dấu hiệu của tham vọng hoặc một động lực để làm việc mạnh mẽ, sự cầu toàn thực sự có thể ngăn cản bạn thành công và hạnh phúc. Sự cầu toàn có thể xuất phát từ nỗi sợ thất bại. Nó khiến bạn tin vào những tiêu chuẩn không thực tế. Nó thậm chí có thể dẫn đến sự trì hoãn vì bạn quá sợ hãi khi không làm được một công việc hoàn hảo. Không ai là hoàn hảo cả. Và bạn cũng vậy, và điều đó không sao.
– Những thách thức và thất bại sẽ là kinh nghiệm trong học tập của bạn. Nếu bạn thử một đội thể thao và không được chọn, đừng cho rằng đó là vì bạn thất bại. Hãy hỏi huấn luyện viên nếu anh ta có thể cung cấp một số phản hồi cho bạn để bạn biết nơi để phát triển kỹ năng của bạn. Bạn có thể học hỏi từ bất kỳ trải nghiệm nào, bất kể khó chịu như thế nào.
II. Xuất sắc trong học tập
1. Đừng quá tải
Đối với một số sinh viên, việc hoàn thành tối đa các tín chỉ trong mỗi học kì là điều đáng tự hào. Nhưng đó cũng là một ý tưởng tồi tệ. Nếu bạn học quá nhiều môn trong môn học kỳ, điều này sẽ khiến bạn không có năng lượng và thời gian để tìm hiểu sâu và nổi trôi trong bất kỳ môn học nào.
– Chỉ nên đăng ký 4-5 lớp học mỗi học kỳ. Nếu bạn thực sự muốn tham gia nhiều hơn, hãy tham khảo ý kiến với cố vấn của bạn.
2. Giới thiệu bản thân với người hướng dẫn của bạn
Điều này giúp người hướng dẫn biết bạn rõ hơn trong khóa học, nó còn hữu ích nếu bạn cần sự giúp đỡ của họ sau này. Họ có thể giúp bạn viết thư giới thiệu thực tập tại công ty hoặc tìm việc làm cho bạn sau này
– Hãy tìm ít nhất một giảng viên có thể giúp bạn tư vấn nghề nghiệp .
– Bạn sẽ dễ dàng đặt câu hỏi và trao đổi với người hướng dẫn nếu họ đã biết đến bạn.
Chúc bạn thành công