iconicJob.vniconicJob Việt Nam - Career Blog

Làm sao để biết nhân viên không còn muốn gắn bó với công ty?

Yêu cầu của một nhà tuyển dụng không chỉ đơn thuần là cố gắng nhận diện nhân tài, giữ chân họ mà song song đó, bạn còn phải tinh tế nhận ra những biểu hiện cho thấy nhân viên của mình đang không muốn gắn bó với công ty để có kế hoạch ứng phó kịp thời, tránh tổn thất về mặt chi phí. Và bên dưới đây là 12 dấu hiệu thường xuất hiện ở những người đã chuẩn bị sẵn tâm thế để ra đi.

1. Không có tinh thần trách nhiệm

Không hoàn thành công việc đúng hạn, nếu bị khiển trách sẽ ngay lập tức đùn đẩy trách nhiệm cho người khác…, dù bạn không sa thải họ thì họ cũng nhanh chóng nộp đơn thôi việc.

2. Thiếu sáng tạo

lam-sao-de-nhan-biet-nhan-vien-khong-con-muon-gan-bo-voi-cong-ty-2

Những người đi theo lối mòn thường dễ bị đào thải, chính bản thân họ cũng nhận thức được điều này nhưng thay vì cố gắng tìm hiểu, phát triển bản thân thì họ lại chọn cách rời đi để giữ thể diện và đảm bảo tương lai.

3. Hay phàn nàn

Đối với những người hay phàn nàn, dù bạn có cho họ thêm nhiều lợi ích thì cũng không bao giờ là đủ. Những người hay phàn nàn là những người có tỷ lệ nhảy việc cao, rất khó gắn bó với một công ty lâu dài.

4. Luôn viện ký do

lam-sao-de-nhan-biet-nhan-vien-khong-con-muon-gan-bo-voi-cong-ty-4

Người không biết nhận lỗi, thậm chí có thói quen đổ lỗi cho người khác thường đề cao cái tôi cá nhân, không thừa nhận sự thiếu sót về năng lực. Khi bị phê bình hoặc chỉ trích, họ thường có xu hướng chuyển việc để tìm cách thoát khỏi áp lực.

5. Không nhiệt tình trong công việc

Làm việc nửa vời hoặc thiếu nhiệt tình trong công việc là dấu hiệu của những người không có ý chí cầu tiến, chấp nhận sự an toàn. Vì ít có cơ hội thăng tiến nên họ dễ nảy sinh cảm giác chán nản, oán trách công ty và rất nhanh chóng tìm kiếm công việc mới.

6. Không bao giờ giúp đỡ đồng nghiệp

lam-sao-de-nhan-biet-nhan-vien-khong-con-muon-gan-bo-voi-cong-ty-6

Không có tư tưởng nhận thêm việc, chỉ muốn làm đúng phận sự của mình là biểu hiện cho thấy nhân viên này không có tinh thần đồng đội. Dù bạn không có ý định giữ họ làm việc lâu dài thì với tính cách như thế, họ cũng khó mà gắn kết với tổ chức, tự bản thân họ cũng sẽ tìm đường “tháo chạy”.

7. Ngồi lê đôi mách

Thông thường, những người hay buôn chuyện là tuýp người có nhiều bất đồng với các chính sách của công ty. Không chỉ thể hiện sự chống đối “ngầm”, họ còn gây ảnh hưởng đến tâm lý của đồng nghiệp, dẫn đến tình trạng chia rẽ nội bộ. Đừng quá chú trọng vào việc đào tạo năng lực cho những đối tượng này vì không có gì đảm bảo họ sẽ trung thành và cống hiến cho công ty bằng những gì họ đã trau dồi được.

8. Thường xuyên nói dối

lam-sao-de-nhan-biet-nhan-vien-khong-con-muon-gan-bo-voi-cong-ty-8

Người hay nói dối dễ bị dao động bởi yếu tố vật chất, khi nhận được những lời đề nghị nhận việc hấp dẫn, họ thường không mất nhiều thời gian để ra quyết định nghỉ việc.

9. Quá tự cao

Đối tượng nhân viên sở hữu tính tự cao thường khó tiếp thu ý kiến của người khác, luôn để ý đến những mặt tiêu cực của công ty và không bao giờ có ý định gắn bó lâu dài với công việc vì họ cho rằng không có công ty nào xứng tầm với tài năng của họ. Chỉ nên giữ những người biết tự lượng sức mình, đừng níu kéo những người luôn tự cho mình biết tất cả.

10. Không bao giờ đặt câu hỏi

lam-sao-de-nhan-biet-nhan-vien-khong-con-muon-gan-bo-voi-cong-ty-10

Thực tế thì những người thường xuyên đặt câu hỏi, thẳng thắn bộc lộ quan điểm cá nhân sẽ ít có khúc mắc với công ty và có tư tưởng gắn bó lâu dài. Ngược lại, người im lặng, ít thể hiện cảm xúc lại là người âm thầm chọn cách ra đi mà không hề báo trước.

11. Không phát triển chuyên môn

Khi cảm thấy không thể phát triển được nữa, nhân viên sẽ tự nhiên muốn tìm môi trường mới, đó là quy luật tất yếu. Để giữ chân những người này thì công ty phải có định hướng đào tạo nhân sự rõ ràng và chuyên nghiệp.

12. Tự cô lập chính mình

lam-sao-de-nhan-biet-nhan-vien-khong-con-muon-gan-bo-voi-cong-ty-12

Chỉ muốn làm việc một mình, không muốn mở rộng mối quan hệ và không có ý định học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với những người xung quanh là biểu hiện của những người thụ động. Những người như vậy dễ bị đồng nghiệp cô lập, khó làm việc lâu dài trong tổ chức.

_____________________________

Mọi thông tin liên hệ:

ICONICJOB VietNam – Cổng thông tin tuyển dụng nhân sự cấp cao, mạng tim viec lam nhanh, ứng tuyển ngay việc làm mới từ các nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam



Whatever happens, happens
back-to-top iconicjob