iconicJob.vniconicJob Việt Nam - Career Blog

Làm lãnh đạo muốn phê bình nhân viên cũng phải dùng đúng cách

Lời phê bình nếu biết dùng đúng cách sẽ khiến nhân viên mau chóng nhận ra sai lầm của mình, có tiến bộ trong công việc, ngược lại, nó cũng có thể khiến nhân viên cảm thấy chán nán, bỏ việc. Chính vì thế phê bình như thế nào cũng một nghệ thuật mà nhà lãnh đạo cần phải nắm bắt và thực hiện chỉn chu.

Dưới đây là những điểm bạn cần phải lưu ý trước khi đưa ra lời phê bình dành cho một ai đó.

Tìm hiểu nguyên nhân của sai lầm

Một nhà lãnh đạo muốn được nhân viên nể phục thì phải đối xử công bằng, minh bạch. Trước khi trách cứ bất cứ nhân viên nào, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến họ vấp phải sai lầm ấy: tâm lý chủ quan, sao nhãng công việc hay công việc quá nhiều, không thể xử lý kịp… Làm rõ nguyên nhân sai lầm sẽ giúp bạn phê bình nhân viên một cách hợp lý. Nhân viên cũng vì thế mà tâm phục, khẩu phục, không có ý định chống đối lãnh đạo.

Lựa chọn thời gian và địa điểm thích hợp

Làm lãnh đạo muốn phê bình nhân viên cũng phải dùng đúng cách

Bạn không nên phê bình nhân viên khi tâm trạng bất ổn: thất vọng, nóng giận… Những trạng thái tiêu cực này sẽ khiến lời nhắc nhở của bạn trở nên nặng nề và “khó nghe”. Tốt nhất, hãy nói với nhân viên khi trạng thái cảm xúc của bạn ở mức cân bằng nhất.

Ngoài ra, bạn không nên chỉ trích những vấn đề “tế nhị” trước mặt toàn bộ nhân viên khác. Các nhân viên sẽ nghĩ rằng bạn đang cố gắng hạ nhục cá nhân đó.

Tùy theo tính chất sai lầm và tính cách nhân viên mà các bạn cần linh hoạt lựa chọn hình thức phê bình phù hợp: trực tiếp hay gián tiếp, cá nhân hay công khai… Việc chọn thời gian và địa điểm phê bình chính là một nghệ thuật mà không phải nhà lãnh đạo nào cũng thực hiện được.

“Nhẹ nhàng hóa” lời phê bình

Cùng phê bình một vấn đề, nhưng chính cách nói chuyện của sếp sẽ tác động cực lớn tới tâm trạng nhân viên. Thay vì sử dụng từ ngữ nặng nề, hành động gay gắt bạn có thể dùng những lời nói nhẹ nhàng, hóm hỉnh và hiệu quả. Trong trường hợp nhân viên đi muộn, đừng nói “Cậu cư xử thật tệ, lúc nào cũng đi muộn để người khác phải chờ” mà hãy nhẹ nhàng hơn “Cậu làm việc rất tốt, nhưng nên cố gắng đến sớm để mọi người không phải chờ lâu”.

Hãy phê bình làm sao mà nhân viên vẫn cảm thấy được tôn trọng, không bị sỉ nhục hay tổn thương. Hiệu quả từ những lời phê bình nhẹ nhàng, đánh trúng tâm lý thường tốt hơn nhiều lần những lời chỉ trích gay gắt, mạt sát người khác.

Tránh “tấn công” cá nhân

Bạn không nên sử dụng những lời phê bình mang tính chất “tấn công” cá nhân như “cậu tính chống đối hả”, “cậu lúc nào cũng phạm sai lầm”… Những câu nói này sẽ khiến nhân viên cảm thấy bạn có ác cảm với họ.

Bên cạnh đó, khi nhân viên đã nhìn ra sai lầm của mình, hứa sẽ sửa chữa, bạn nên dừng việc phê bình lại. Dồn ép nhân viên đến chân tường sẽ khiến họ bỏ việc đồng thời khiến bạn trở thành kẻ tư thù cá nhân, cư xử không có tình có nghĩa.

Phê bình rõ ràng, thấu tình đạt lý

Làm lãnh đạo muốn phê bình nhân viên cũng phải dùng đúng cách

Đừng sử dụng những câu phê bình mang tính chung chung, nhân viên sẽ không thể hiểu rõ lỗi lầm của mình nằm ở đâu để còn sữa chữa. Thay vào đó, bạn cần chỉ rõ những thiếu sót nhân viên đã mắc phải và hậu quả tiêu cực mà nó mang tới. Chắc chắn, khi nghe những lời phân tích có tình, có lý từ sếp, nhân viên sẽ mau chóng nhận ra lỗi lầm và sửa đổi.

Khen ngợi kịp thời khi nhân viên có tiến bộ

Khi nhân viên đã bắt đầu nhận ra sai lầm của mình và có sự tiến bộ nhất định, bạn hãy khen ngợi họ. Điều này khiến nhân viên đẩy nhanh quá trình sửa chữa, hoàn thiện bản thân, đồng thời cảm thấy sếp là người hào sảng, không để ý chuyện cũ. Với lối ứng xử thông minh này người lãnh đạo vừa có thể níu chân nhân viên vừa khiến họ phát huy tối đa năng lực của mình.

Không nhắc lại lỗi lầm cũ

Có khá nhiều lãnh đạo mắc phải một thói quen không tốt, đó là liên tục nhắc lại sai lầm trước đó của nhân viên trong lần phê bình mới. Điều này sẽ khiên các nhân viên thấy bạn là người để bụng, khắt khe và đáng sợ. Với người sếp như vậy, không sớm thì muộn các nhân viên sẽ rời bỏ vị trí làm việc và công ty.

Không phải ai cũng có thể trở thành một nhà lành đạo tốt. Muốn trở thành “đầu tàu” ngoài việc hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình bạn còn phải khéo léo dẫn dắt nhân viên, biết cách khen ngợi và phê bình họ.

_____________________________

Mọi thông tin liên hệ:

ICONICJOB VietNam – Cổng thông tin tuyển dụng nhân sự cấp cao, mạng tìm việc làm, ứng tuyển ngay việc làm mới từ các nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam



Tài Phan có kinh nghiệm 6 năm trong ngành Digital Marketing, luôn muốn chia sẽ những kiến thức hữu ích đến với mọi người. Quan niệm sống của tôi là “Lạc quan luôn là yếu tố dẫn đến thành công, không điều gì có thể thực hiện được mà không có hy vọng và sự tự tin”.
back-to-top iconicjob