iconicJob.vniconicJob Việt Nam - Career Blog

6 lý do khiến ứng viên “cạch mặt” nhà tuyển dụng

Nếu bạn đang làm việc trong ngành tuyển dụng nhân sự, hẳn là bạn rất quan tâm đến cảm nghĩ của ứng viên dành cho mình vì từ những ý kiến đó, bạn mới có thể phát triển sự nghiệp cá nhân. Có bao giờ trong buổi phỏng vấn, bạn bắt gặp cái nhìn thiếu thiện cảm của ứng viên hoặc bạn loáng thoáng nghe họ nói xấu mình trong phòng chờ phỏng vấn? Nếu như câu trả lời là có và bạn vẫn chưa hiểu tại sao dù chưa gặp mặt nhưng họ đã ra mặt ghét bạn đến như vậy thì đừng bỏ qua bài viết này nhé.

1. Bạn vướng phải tin đồn xấu trước đó

6-ly-do-khien-ung-vien-cach-mat-nha-tuyen-dung-1

Cũng như nhà tuyển dụng, ứng viên rất quan tâm đến người mà mình sẽ gặp mặt trong vòng phỏng vấn. Họ sẽ tận dụng các mối quan hệ cũng như các trang mạng xã hội để “điều tra tung tích” của người phỏng vấn. Nếu bạn từng có những hành vi không mấy tốt đẹp với ứng viên của mình thì chắc chắn, câu chuyện này sẽ được lan truyền với một tốc độ chóng mặt. Và rồi, dù cho bạn có đầu tư thêm chi phí cho công tác tuyển dụng thì số lượng CV xin việc vẫn chỉ lèo tèo tèo vài ba con số. Một khi danh tiếng đã mất thì công việc của bạn cũng bị ảnh hưởng không kém.

2. Bạn bị chỉ trích bởi thói hung hăng

Đôi khi, chính những câu hỏi phỏng vấn khiếm nhã mà bạn cố tình tạo ra để thử thách ứng viên lại là nguyên nhân khiến bạn mang tiếng xấu. Họ sẽ cho rằng bạn là người thô lỗ và thiếu phép lịch sự tối thiểu. Điều đó gây không ít tổn hại đến không chỉ cá nhân bạn mà còn tác động tiêu cực đến toàn thể công ty. Tuy nhiên, đó chỉ là trường hợp rất ít khiến bạn bị ứng viên ghét bỏ. Hầu hết nguyên nhân đều xuất phát từ lối hành xử hung hăng của bạn, chẳng hạn: quát tháo, động tay động chân hoặc quấy rối ứng viên… Hãy cẩn trọng trong cách ứng xử của mình, đừng để vì một phút nóng giận, không kiểm soát mà đánh mất sự nghiệp tươi sáng của bạn ở phía trước.

3. Bạn gò bó ứng viên theo ý bạn

6-ly-do-khien-ung-vien-cach-mat-nha-tuyen-dung-3

Dù cho ứng viên có đang trong thời gian thất nghiệp thì cũng không có nghĩa họ sẽ tham gia được 24/7 cuộc phỏng vấn mỗi tuần. Đừng quá gò bó và bắt ép ứng viên phải lựa chọn theo khung giờ phù hợp với bạn, hãy cho họ có một khoảng thời gian để chuẩn bị thật tốt. Khi cả bạn và ứng viên đều cảm thấy thoải mái và sẵn sàng thì kết quả phỏng vấn sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

4. Không đưa ra ý kiến phản hồi

Theo cuộc thăm dò ý kiến được thực hiện trên khoảng 100 ứng viên thì có đến gần 90% người được hỏi trả lời rằng họ thật sự rất mong nhận được phản hồi của nhà tuyển dụng ngay sau buổi phỏng vấn. Dù đậu hay rớt thì các ý kiến đóng góp của bạn cũng rất hữu ích để ứng viên nhận ra được khuyết điểm và thế mạnh của mình. Họ sẽ rất tôn trọng và biết ơn bạn, không những thế, họ cũng sẽ lan truyền những tin tức tốt đẹp về bạn, gây dựng thêm lòng tin với những ứng viên khác.

5. Bạn không lắng nghe ứng viên

6-ly-do-khien-ung-vien-cach-mat-nha-tuyen-dung-5

Đối với một số ứng viên chuyển ngành, nhà tuyển dụng thường cố gắng gò ép và bắt họ đi vào khuôn khổ. Tuy nhiên, điều này vô tình tạo ra sự mâu thuẫn và khiến ứng viên có ác cảm với nhà tuyển dụng. Là người làm việc với con người, bạn nên tìm hiểu về tâm lý của ứng viên để có cách hành xử sao cho phù hợp. Quan trọng hơn hết, hãy dành thời gian để lắng nghe nguyện vọng của họ, chẳng hạn: quy mô công ty mà họ mong muốn, địa điểm làm việc, thời gian làm việc như thế nào là phù hợp…Có như vậy, với mỗi tin tuyển dụng bạn đăng, bạn mới nhận được số lượng hồ sơ ứng tuyển như mong đợi (thậm chí vượt quá mức mong đợi).

6. Bạn chỉ tôn trọng thời gian của mình, còn của ứng viên thì không

Có rất nhiều nhà tuyển dụng, đặc biệt là những nhà tuyển dụng mới vào nghề thường không để tâm đến thời gian gọi điện mời ứng viên tham gia phỏng vấn và cứ thế, họ liên lạc liên tục dù ứng viên không hề nhấc máy. Bạn có bao giờ rơi vào trường hợp tương tự?

Bạn hãy nhớ rằng, ứng viên cũng như bạn, họ vẫn đang tiếp tục làm việc tại công ty hiện tại để chờ đến khi chuyển sang công việc mới. Mỗi ngày, họ vẫn có nhiệm vụ cần hoàn thành, vẫn phải gặp sếp và tham gia các cuộc họp. Đó là lý do họ không thể trả lời các cuộc gọi của bạn.

Thay vì thông báo lời mời phỏng vấn thông qua điện thoại thì tốt hơn hết bạn nên gửi email đến ứng viên, tranh thủ giờ nghỉ trưa để gọi điện thoại nhắc họ kiểm tra email và chờ họ xác nhận. Thường thì đa số họ sẽ làm việc trực tiếp trên máy tính nên rất nhanh chóng, họ sẽ trả lời email bạn gửi. Hãy cho họ thời gian và không gian để xem xét thư mời phỏng vấn, hơn là “tra tấn” họ bằng những cuộc gọi liên hồi.

_____________________________

Mọi thông tin liên hệ:

ICONICJOB VietNam – Cổng thông tin tuyển dụng nhân sự cấp cao, mạng tim viec lam nhanh, ứng tuyển ngay việc làm mới từ các nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam



Whatever happens, happens
back-to-top iconicjob