iconicJob.vniconicJob Việt Nam - Career Blog

10 người ứng tuyển thì có đến 9 người mắc phải những lỗi này

Không ai tránh được việc mắc sai lầm khi đi xin việc nhưng những lỗi sai phổ biến nếu như cứ lặp đi lặp lại sẽ thực sự là rào cản đáng ngại, khiến bạn dù có “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” cũng không được nhà tuyển dụng nào để mắt đến. Lại một lần nữa, tôi khuyên bạn hãy tuyệt đối, tuyệt đối đừng bao giờ mắc phải 7 lỗi ngớ ngẩn sau đây nếu không muốn CV xin việc của mình bị ném vào sọt rác.

1. Không nghiên cứu trước

Bỏ qua bước tìm hiểu công ty là lỗi cực kỳ đáng trách, bạn sẽ ấp úng khi nhà tuyển dụng hỏi những vấn đề liên quan, bạn cảm thấy không phù hợp với môi trường văn hóa hay tệ hơn nữa, bạn rất có thể là nạn nhân của những nhà tuyển dụng lừa đảo…

Hãy nghiên cứu kỹ càng trước khi quyết định ứng tuyển bất kì vị trí nào, hãy là người tìm việc thông minh và nắm bắt nhanh xu thế. Có như vậy, bạn mới vượt qua được mọi cửa ải của nhà tuyển dụng.

2. Xem bản mô tả công việc một cách sơ sài

Có thể tốn hàng đống thời gian để ngồi lướt web, tán gẫu cùng bạn bè trên Facebook nhưng khi tìm việc lại tỏ ra gấp rút là “căn bệnh” của rất nhiều ứng viên. Đọc lướt qua mô tả công việc, nhanh chóng chuyển sự tập trung sang mức lương và quyền lợi, ngay sau đấy gửi vội CV xem như một hình thức “giữ chỗ”… Tất cả những gì bạn nhận được sẽ chỉ là sự im lặng của nhà tuyển dụng.

Vì sao ư? Vì bạn đã bỏ qua một vài yêu cầu quan trọng trong bản tin tuyển dụng chỉ vì thói quen đọc lướt. Chỉ cần đọc lại lần nữa, bạn sẽ nhận thấy mình không phải người phù hợp, chẳng hạn: bạn không có bằng tiếng Nhật N2, bạn không biết sử dụng phần mềm Photoshop…

3. Có suy nghĩ nộp đơn xin việc là xong

Ngoại trừ ứng tuyển công việc cực kỳ yêu thích hoặc kỳ vọng làm việc cho một công ty của bạn quá lớn, trong các trường hợp còn lại, có phải bạn hầu như chưa bao giờ để tâm đến việc theo dõi diễn biến của quá trình tuyển dụng? Đó là sai lầm mà các chuyên gia nhân sự khuyên bạn không nên mắc phải.

Bất kể bạn có rải đơn xin việc ở nhiều công ty cùng một lúc thì bạn vẫn không nên bỏ qua việc theo sát nhà tuyển dụng. Hãy thường xuyên liên hệ, thể hiện sự quan tâm của mình đối với công việc để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, không chỉ trước, trong mà cả sau phỏng vấn.

4. Nội dung CV quá chung chung

10-nguoi-ung-tuyen-thi-co-den-9-nguoi-mac-phai-nhung-loi-nay-1

Tạo CV xin việc với những thông tin chung chung để tiện ứng tuyển cho tất cả các vị trí, tưởng tiết kiệm thời gian và là giải pháp lý tưởng nhưng đó lại là con đường nhanh chóng nhất khiến bạn đối mặt với thất bại. Đối với nhà tuyển dụng, một CV xin việc chất lượng và được đánh giá cao phải có keyword cụ thể, thể hiện sự liên đới với công việc và có những đặc điểm khác biệt, không thể tìm thấy ở những CV khác.

Tương tự như câu tục ngữ “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”, bạn hãy thiết kế một và chỉ một CV hoàn hảo nhất tương ứng với từng vị trí. Dàn trải thông tin, không đi sâu vào việc phân tích bất cứ kinh nghiệm, kỹ năng nổi trội chỉ khiến bạn mờ nhạt trong mắt nhà tuyển dụng. Chưa đợi đến khi họ “soi” từng chữ thì CV xin việc của bạn đã bị loại bởi những phần mềm lọc CV sơ cấp.

5. Không gửi Cover Letter

Đừng nghĩ Cover Letter đã lỗi thời và không cần thiết trong quá trình xin việc. Chỉ cần một lần bạn gửi đi CV xin việc trống trơn, không đính kèm Cover Letter thì chắc chắn, bạn sẽ bị liệt vào danh sách đen của nhà tuyển dụng. Đừng quên đấy cũng là công cụ giúp bạn ghi điểm, hãy đầu tư hoàn thiện chúng như công sức bạn đã bỏ ra để thiết kế CV.

6. Không tham khảo ý kiến từ những người trong cuộc

10-nguoi-ung-tuyen-thi-co-den-9-nguoi-mac-phai-nhung-loi-nay-2

Thông thường, bạn chỉ nắm được những việc mình sẽ làm, quyền lợi mình sẽ nhận và những tố chất cần có để ứng tuyển chứ không hề biết gì thêm về môi trường văn hóa hay nhân viên ở đó có thực sự hài lòng với công việc hay không… Đó chính là nguyên nhân dẫn đến vòng tuần hoàn mang tên “nhảy việc”.

Để tránh xảy ra tình trạng “vỡ mộng” hay sốc văn hóa, bạn nên tham khảo các bài đánh giá từ những người đã từng làm việc cho công ty và cả những nhân viên hiện tại, chỉ cần vận dụng một chút kỹ năng tìm kiếm thì không khó gì để bạn có thể tìm thấy kết quả trên website và những trang mạng xã hội phổ biến.

7. Bỏ qua các mối quan hệ

Khi có nhu cầu tìm việc làm, bạn thường nghĩ ngay đến việc tra cứu trên các trang web tuyển dụng uy tín mà quên mất những người xung quanh bạn là nguồn cung cấp thông tin hiệu quả. Họ có thể chia sẻ với bạn về những vị trí trống trong công ty họ, giới thiệu bạn vào làm việc cho những người họ quen biết hoặc chí ít cũng cho bạn những lời khuyên đáng giá. Hãy tận dụng mạng lưới các mối quan hệ của bạn một cách hiệu quả, bạn sẽ nhanh chóng tìm được công việc phù hợp.

_____________________________

Mọi thông tin liên hệ:

ICONICJOB VietNam – Cổng thông tin tuyển dụng nhân sự cấp cao, mạng tim viec lam nhanh, ứng tuyển ngay việc làm mới từ các nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam



Whatever happens, happens
back-to-top iconicjob