iconicJob.vniconicJob Việt Nam - Career Blog

Tại sao mắc sai lầm trong công việc có thể là một điều tốt?

tai-sao-mac-sai-lam-trong-viec-co-the-la-mot-dieu-tot.jpg

 

Sai lầm cũng là một phần của cuộc sống, nó chỉ nhiều bằng một góc công việc của chúng ta thôi. Có thể bạn sẽ mắc phải hàng trăm sai lầm trong suốt sự nghiệp của mình, nhưng cách mà bạn xử lý sai lầm sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều thứ và biến bạn thành một phần quan trọng đối với các đồng nghiệp.

 

Trước hết, điều quan trọng là bạn không để bản thân gục ngã vì những sai lầm. Thực tế, các lỗi là không thể tránh khỏi và nó là một phần cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp, cũng như quá trình phát triển của bản thân mỗi người. Những người sở hữu tài năng tốt nhất cũng thường mắc phải những lỗi tồi tệ nhất, và họ vẫn tiếp tục là nhân viên có hiệu suất làm việc cao nhất, đóng góp nhiều nhất cho doanh nghiệp.

 

Để đổi mới và tạo bước nhảy vọt về sản phẩm và giá trị của doanh nghiệp thì bạn phải chấp nhận rủi ro. Chấp nhận mạo hiểm chắc chắn sẽ chịu thất bại nhiều hơn những người chỉ nằm yên trong vùng an toàn. Tuy nhiên, vì họ chấp nhận rủi ro vì lợi ích của công ty, để đổi mới hoặc là thử một cái gì đó mới mẻ hơn, họ cũng sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn trong việc khắc phục hậu quả của sai lầm. Có hệ thống hỗ trợ và một đội đứng phía sau bạn là điều rất quan trọng, nhất là khi bạn thất bại.

 

Khi mắc phải sai lầm, động thái đầu tiên bạn cần làm là thừa nhận những sai lầm của mình và cảnh báo với tất cả các bên liên quan về vấn đề nảy sinh ngay lập tức. Hành động của bạn càng nhanh chóng và chân thành bao nhiêu thì nó sẽ có tác động đến mức độ nghiêm trọng của hậu quả bấy nhiêu. Khi hành động, điều quan trọng là bạn phải trung thực và thực tế trong mô tả vấn đề, giải thích những gì đã xảy ra và tại sao lại như vậy, nếu có thể, hãy đưa ra kiến nghị cho các bước tiếp theo.

 

Không chỉ là một bước quan trọng để giải quyết vấn đề, mà việc này còn giúp bạn tạo dựng sự tín nhiệm trong lòng người khác. Khi bạn cởi mở và trung thực về những sai lầm bạn gây ra, nó có thể giúp bạn xây dựng lòng tin và sự liêm chính trong văn phòng. Khi bạn nói dối hoặc đổ lỗi cho người khác, trông bạn thật dối trá và đáng sợ. Ngay cả khi bạn vô ý mắc phải một sai lầm nào đó, thì việc che đậy nó cũng có thể cực kỳ gây hại đến sự nghiệp của bạn, vì có thể bạn sẽ không còn được coi là một thành viên trong nhóm nữa.

 

Khi mắc phải sai lầm, điều quan trọng là cần phải nói rõ ràng về vấn đề gặp phải sớm và có tính thiện chí. Thông thường các nhân viên sẽ cố che giấu sai lầm và tìm cách giải quyết chúng một mình. Nhưng trong thực tế, phương pháp ngược lại mới là cách tốt nhất. Khi bạn nói với mọi người, nhất là cấp trên của bạn về sai lầm đó, họ có thể giúp đỡ bạn, trước khi quá muộn, khi mà vấn đề quản lý là rất quan trọng.

 

Hãy nhớ rằng, việc yêu cầu giúp đỡ là chuyện bình thường. Nhưng hãy chắc rằng bạn đã suy nghĩ qua tất cả các giải pháp có thể và kịch bản trước rồi nhé. Một điểm quan trọng của một nhà lãnh đạo là họ biết khi nào sự việc có liên quan đến người khác và có thể giao việc cho nhóm nào để công việc được hoàn thành. Khắc phục sai lầm cũng như vậy, và trong thực tế có thể nó là một cơ hội tốt để chứng minh bạn là người có khả năng, ngay cả trong giai đoạn khó khăn. Khi có nhiều người trong nhóm cùng nhau nghiên cứu giải pháp và suy nghĩ về bước tiếp theo, họ có thể tìm ra giải pháp tốt nhất, đơn giản nhất và nhanh nhất.

 

Ngay cả khi lỗi không phải của bạn, thì việc tìm kiếm giải pháp tối ưu cũng là công cụ chứng tỏ bản thân bạn. Điều này có thể đi ngược lại bản năng của bạn, nhưng các nhà quản lý đánh giá cao các nhân viên biết chịu trách nhiệm và có khả năng ứng phó với các vấn đề một cách nhanh chóng. Nếu bạn là một quản lý và chịu trách nhiệm về sai lầm của các thành viên trong nhóm, cũng đồng nghĩa với việc bạn tin tưởng các thành viên của mình, cũng như cái cách mà bạn sẵn sàng có mặt để hỗ trợ họ vậy.

 

Dù có bất cứ chuyện gì đi nữa, thì lời khuyên tốt nhất dành cho chúng ta khi mắc phải sai lầm chính là: học hỏi từ chúng. Chúng ta học hỏi được nhiều nhất khi mắc sai lầm và chúng ta tìm ra phương pháp khắc phục và phân tích tình hình khi vấn đề được giải quyết hoàn toàn. Tại điểm này, bạn cần mất một chút thời gian để đúc kết và rút ra bài học cho chính mình. Ngay từ đầu hãy xác định xem liệu có điều gì có thể là tiền đề gây ra sai lầm hay không. Như vậy, cơ quan của bạn sẽ có cả một quá trình đánh giá liên tục và cải tiến.



Là người có niềm đam mê điện ảnh và du lịch, tôi thích thưởng thức những bộ phim hay, đậm chất điện ảnh và nhân văn. Lan tỏa những điều tích cực là điều tôi đang và sẽ làm nhiều hơn nữa trong tương lai.
back-to-top iconicjob