Thường có tình huống là nhà tuyển dụng dùng để để xoay ứng viên vòng vòng. Nếu chẳng hay bạn gặp những kiểu bẫy sau đây thì bạn cần phải có cách giải quyết thông minh, nhanh nhẹn, khéo léo và tế nhị.
Dưới đây là một số kiểu bẫy của nhà tuyển dụng thường dùng:
Đặt câu hỏi vô thưởng vô phạt
Khi bắt đầu trả lời những câu hỏi của nhà tuyển dụng thì bạn nên nghĩ đến các điều sau: Thứ nhất là giải quyết vấn đề trọng tâm người phỏng vấn đã nêu. Thứ hai là bạn phải nói làm sao cho súc tích và ấn tượng. Nhưng mà với các câu hỏi không đúng vấn đề, không rõ ràng, có lúc vô thưởng vô phạt, không có liên quan đến kinh nghiệm, bạn cần phải giải thích khéo léo để không làm phật lòng nhà tuyển dụng.
Cách hợp lí là bạn nên đưa ra một bình luận hài hước, thông minh, sau đó đưa người tuyển dụng vào nội dung cụ thể: “Hay quá tôi đã nhận được câu hỏi để trắc nghiệm độ thông minh hay nhất trong buổi phỏng vấn này. Trước lúc trả lời, tôi sẽ nói sơ một chút về…”. Tiếp heo, bạn nên vui vẻ vì nhà tuyển dụng có thể không còn nhớ những gì vừa hỏi để tiếp tục xoay vòng bạn nữa đâu.
Xem thêm: Kinh nghiệm phỏng vấn tại công ty Nhật với người Nhật
Giữ im lặng
Đó là một hình thức bẫy rất phổ biến trong các cuộc phỏng vấn hiện nay nhưng vẫn còn nhiều ứng viên tìm việc làm bị dính bẫy.
Nó thường diễn ra khi bạn đã trả lời xong và chờ một câu hỏi khác. Thế nhưng, chẳng biết vô tình hay hữu ý, người phỏng vấn vẫn chăm chú quan sát bạn, nhường như đang muốn nghe bạn nói tiếp, trong khi bạn chẳng còn gì để nói.
Hầu hết ứng viên khi nhìn thấy cái nhìn liếc ngang và sự im lặng của nhà tuyển dụng đã bị rối chí tim đập nhanh, cuống quýt, lắp bắp. Tất cả phản ứng đều thường bị đánh giá rất tệ. Điều tệ nhất là trong lúc không giữ bình tĩnh các ứng viên đã nói ra những thông tin tuyệt mật gây hại cho mình với nhà tuyển dụng. Vì thế tốt nhất bạn nên đáp lại cái bẫy của nhà tuyển dụng với ánh mắt hòa bình và thân thiện. Nếu họ thực muốn im lặng thì bạn hãy chủ động đưa ra câu hỏi cho họ.
Khơi ra các bí mật cá nhân của bạn
Người phỏng vấn mà chuyên nghiệp thì họ có rất kinh nghiệm thực tiễn để tạo ra bầu không khí làm tưởng như đang ở nhà trong lúc nói chuyện với ứng viên. Và bạn nên chuẩn bị tâm lí cẩn thận với loại này!
Đó là trường hợp xảy ra cách đây không lâu: một ứng viên sáng giá của Trường Công nghệ sinh học X được giới thiệu cho một khách hàng lớn, một Công ty Sản xuất và Dịch vụ Vận tải T. Ông chủ công ty, sau khi kiểm tra năng lực làm việc và trình độ của ứng viên, đã rất hài lòng và muốn mời ứng viên này làm việc cho mình.
Nhưng trong lúc nói chuyện phiếm với ông giám đốc doanh nghiệp thì ứng viên đã vô ý nói ra định hướng tương lai “sẽ tham gia du học ở Anh quốc lấy bằng thạc sỹ một ngày sắp đến, bây giờ cậu đi làm chỉ để có tiền trang trải mọi cuộc sống” và đương nhiên, ứng viên này đã không bao giờ được mời làm việc.
Vì vậy, trong hầu hết các buổi phỏng vấn thì điều quan trọng là bạn nên kiểm soát tâm trạng bản thân, đừng nói ra các câu nói dư thừa hay thể hiện tâm trạng phấn khích, hưng phấn thái quá. Bạn nên bình tĩnh trước tất cả tình huống, ngay cả người phỏng vấn có muốn khiêu khích nhằm lục lọi các thông tin mật mà bạn muốn giấu kín không cho ai biết!
Làm cho bạn nói huyên thuyên
Nó là một dạng bẫy làm cho ứng viên nhiễm bệnh nói rất nhiều sẽ bị. Sau bất cứ một câu hỏi nào thì người phỏng vấn luôn thể hiện việc chăm chú nghe bạn nói và họ thường đệm vào một câu “ừ, ra thế”, “rất thú vị” và ghi vào tờ ghi chú cái gì đó.
Vì thế mà bạn nói liên tục, dài dòng và chưa biết điểm dừng nằm ở đâu. Chính lí do đó, người phỏng vấn sẽ lập tức đánh giá ứng viên là người không hiểu chuyện và không biết hoạch định công việc như thế nào hay lên kế hoạch kinh doanh.
Cách hiệu quả là bạn phải trả lời một cách ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc các câu hỏi trong vài giây suy nghĩ. Nếu như người phỏng vấn biết chi tiết hơn thì tất nhiên bạn có thể trình bày dài một chút, nhưng không được nói một cách vòng vo và lạc đề.
Cố tình chọc tức ứng viên
Có rất nhiều tình huống ứng viên rất hào hứng trả lời về một vấn đề nào đó, đột nhiên người phỏng vấn sẽ ngắt ngang “Xin phép, tôi có suy nghĩ anh chị là người không đánh răng buổi sáng. Vậy anh (chị) đánh răng ngày bao nhiêu lần vậy?”
Thế nên bạn hãy bình tĩnh vì đó là một cái bẫy mà nhà tuyển dụng hay dùng! Việc đặt bẫy nhằm kiểm tra việc bạn kiềm chế và thể hiện sự tự chủ. Chính vì vậy, bạn đừng nên tự ái hoặc cải tay đôi với người phỏng vấn. Nếu bạn là người luôn thích sự sạch sẽ thì hãy nói cho họ biết. Còn nếu thực là không đánh răng thì bạn nên nói rằng luôn sử dụng các loại singum để giải quyết vấn dề về miệng.
Nếu việc nhà tuyển dụng chưa tìm ra một cái lí do khác thì bạn phải thật nhanh trí thoát ra khỏi cái bẫy bằng một câu hỏi thật dí dỏm như: “Hình như anh/chị có vẻ quan tâm đến đời sống riêng của tôi, và tôi đang bỏ dở câu chuyện của mình nên tôi xin phép tiếp tục được không?”
Thực tế thì rất ít người phỏng vấn muốn quay lại để tranh cãi với các ứng viên như ở chợ. Hình như bạn vừa sa vào bẫy nhưng đã may mắn thoát chết rồi đấy!
_____________________________
Mọi thông tin liên hệ:
ICONICJOB VietNam – Cổng thông tin tuyển dụng nhân sự cấp cao, mạng tìm việc nhanh, ứng tuyển ngay việc làm mới từ các nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam.