iconicJob.vniconicJob Việt Nam - Career Blog

10 Mối quan hệ bạn nên xây dựng trong bất kỳ môi trường làm việc nào

Trong suốt sự nghiệp của bạn, chắc hẳn bạn sẽ gặp được rất nhiều đồng nghiệp tài năng. Bạn sẽ có cảm giác gần gũi với một số người. Một số lại cho bạn cảm giác hợp tác đôi bên cùng có lợi (quan hệ xã giao). Văn phòng làm việc vốn là một môi trường hết sức phức tạp, thời gian bạn ở cùng đồng nghiệp còn nhiều hơn cả thời gian bạn ở cùng gia đình, do đó, việc dung hòa và xây dựng các mối quan hệ với đồng nghiệp là điều vô cùng quan trọng.

 

Sau đây là 10 mối quan hệ mà bạn nên xây dựng ở bất cứ môi trường làm việc nào để gặt hái được thành công nơi văn phòng.

 

10-moi-quan-he-ban-nen-xay-dung-trong-bat-ky-moi-truong-lam-viec-nao.jpg

 

Với người gắn kết

 

Người gắn kết có thể là một chàng trai hoặc một cô gái hiểu rõ tất cả mọi người, có thể gắn kết mọi người trong một cuộc họp, và biết ai là người ra quyết định tại bất cứ công ty nào. Họ thường là những người có thể giúp bạn thiết lập một cuộc gọi với một ban điều hành, nhận bạn vào một hội nghị hoặc mạng sự kiện, và kết nối bạn với đúng người, thậm chí là trong cùng một công ty. Dựa vào họ khi bạn thấy cần và hãy hiểu rằng bạn cũng là một mắc xích trong mạng lưới đó và làm cho họ trở nên có giá trị hơn, vì vậy hãy sẵn sàng mở rộng vòng tay với người mà họ muốn giới thiệu cho bạn.

 

Người hỗ trợ

 

Người hỗ trợ là một trong những người mà bạn sẽ nghĩ đến đầu tiên khi có bất trắc xảy ra. Khi có gì đó sai sai, họ sẽ là người mà bạn nghĩ tới ngay lập tức với vai trò là người sẽ có phương án sửa chữa đúng đắn hoặc có khả năng động não tốt. Người hỗ trợ luôn là người đứng sau sân khấu, đảm bảo rằng mọi thứ trong văn phòng đang diễn ra suông sẻ. Đừng ngần ngại tìm đến họ khi cả thế giới sụp đổ xuống chân bạn, và việc đánh giá cao công việc họ làm cho nhóm cũng rất quan trọng. Tại nơi làm việc, họ tương đương như một người lính cứu hỏa, trong khi không hề có một chức danh cụ thể rõ ràng cho công việc họ đang làm, nhưng bạn biết là bạn có thể dựa vào họ khi cần thiết. Một lời cảm ơn chân thành có thể đảm bảo rằng họ sẽ luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người.

 

Nhân viên bán hàng

 

Nhân viên bán hàng, cho dù họ có thật sự là một nhân viên bán hàng hay không, thì họ vẫn luôn được liệt kê vào để chốt đơn hàng hoặc đảm bảo cho một cuộc họp nội bộ có kết quả tích cực. Khi bạn phải đối mặt với một khách hàng khó tính, hay thực sự cần phải tiến bộ với một sáng kiến cùng với nhóm của bạn, một cuộc gọi cho nhân viên bán hàng bạn quen biết có thể sẽ giúp bạn có được một bước đột phá nhanh chóng. Họ được yêu mến, được tôn trọng, và họ có thể biến những ý tưởng của bạn thành hiện thực. Chia sẻ thành công với họ bằng một bữa tối là một cách cảm ơn sau khi họ đã giúp bạn có được thành công trong văn phòng.

 

Tiền bối / Người cố vấn

 

Trong một số vấn đề, người này là người che chở cho bạn dưới đôi cánh của họ trong suốt thời gian làm việc. Nếu bạn chưa có một người cố vấn nào, thì hãy mở to mắt, vểnh đôi tai lên để tìm kiếm người có sự nghiệp tương tự như phiên bản bạn muốn đạt được trong tương lai vài năm tới. Họ có xu hướng là người lớn tuổi một chút, khôn ngoan hơn, và đứng trên bậc thang sự nghiệp cao hơn bạn, và thường thấy các tiềm năng bên trong bạn có thể đạt tới vị trí của họ hoặc thậm chí là vượt xa cả họ. Ngay cả khi mối quan hệ này là không chính thức, điều quan trọng là nhận ra và nuôi dưỡng nó. Kiểm tra những cập nhật mới nhất về thành công của bạn, yêu cầu một sự giúp đỡ khi bạn cần để vượt qua những rào cản, và trả ơn bằng sự quan tâm, cho ý kiến, và đưa ra quan điểm khi họ bị mắc kẹt trong vấn đề của họ.

 

Hậu bối (người được cố vấn)

 

Chắc chắn, trong sự nghiệp của mình, sẽ có lúc bạn gặp được một người trẻ tuổi, thiếu kinh nghiệm nhưng chiếm được sự tôn trọng của bạn, thì hãy hỗ trợ cho họ, như những gì mà tiền bối, người cố vấn của bạn đã làm với bạn. Cho họ lời khuyên và dạy họ cách để thành công trong công việc. Đầu tư vào thành công của một người khác là cách tuyệt vời không chỉ để kết nối bạn bè, mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sự nghiệp của bạn dưới hình thức là một người có thể chứng minh cho khả năng lãnh đạo của bạn. Khả năng này chỉ được thổi bùng lên khi bạn giúp đỡ một ai đó và khiến người đó có những chuyển biến đầu tiên tiến tới thành công.

 

Sếp trực tiếp

 

Mối quan hệ của bạn với sếp, người giao việc cho bạn, đánh giá hiệu quả công việc của bạn và cuối cùng là chịu trách nhiệm về bạn; là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất mà bạn cần xây dựng tại nơi làm việc. Phải hiểu rằng họ có được vị trí như hiện tại đều có lý do và hãy tin vào khả năng lãnh đạo của họ. Sếp không phải là bạn của bạn, nhưng mối quan hệ của các bạn nên dựa vào nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau. Thực hiện nghĩa vụ của mình theo sự kỳ vọng của họ, chịu trách nhiệm về những sai lầm của mình và sửa chữa chúng, giao lưu với họ nhiều hơn.

 

Bạn bè

 

Đây là người bạn tốt nhất tại nơi làm việc, là những người mà bạn hay ăn trưa cùng, hay nói về những chuyện không đâu hơn là chỉ có công việc, và cùng nhau chịu đựng những thăng trầm trong cuộc sống công việc cùng nhau. Trong vài chuyện, họ có thể gia nhập vào hội bạn của bạn cũng nên. Họ khiến việc đi làm mỗi ngày mệt mỏi thêm một chút nhưng lại rất nhiều niềm vui, và sau khi làm việc thì những khoảng thời gian vui vẻ sẽ giúp bạn lấy lại năng lượng để trở lại làm việc. Nhưng cũng phải nhớ là luôn luôn cẩn thận và chuyên nghiệp trong bối cảnh văn phòng, theo cách bạn cư xử, cả hai có thể phản ánh tích cực hoặc tiêu cực về nhau đấy.

 

Người am hiểu công nghệ

 

Trong văn phòng của bạn ắt hẳn sẽ có một hoặc một vài cá nhân, dù là hỗ trợ IT hay chỉ là người hiểu biết về công nghệ, người thực sự biết cách trị cái máy tính của họ. Thậm chí nếu bạn là người này đi nữa, có thể sẽ có người khác trong văn phòng biết nhiều hơn hoặc biết những mảng công nghệ khác mà bạn không biết. Từ việc sửa một chiếc Iphone không khởi động được, cho đến thiết lập một màn hình chia sẻ thông tin cho kế hoạch bán hàng tiếp theo của bạn, và hơn cả thế, họ là cứu tinh công nghệ của bạn khi cái máy tính của bạn không chịu hợp tác. Đừng quấy rầy họ với những điều nhỏ nhặt. Thay vào đó, hãy nhận thức rõ ràng rằng họ cũng có công việc quan trọng phải làm. Google có thể hỗ trợ bạn sửa chữa các vấn đề công nghệ, vì vậy bạn chỉ nên tìm đến họ nếu bạn không thể tìm thấy giải pháp cho vấn đề của mình.

 

Những bậc thầy về văn hóa đại chúng

 

Người theo dõi tất cả các chương trình TV và những bộ phim hay, thường xuyên lui tới những nhà hàng tốt nhất. Người này rất giỏi cho lời khuyên và dẫn dắt bạn đến với những điều thú vị, cho dù có phải là đồng nghiệp hay không. Họ có thể cho bạn biết ở đâu có thể là sự lựa chọn tốt nhất cho bữa tối ký kết hợp đồng tiếp theo, nơi nào là nơi để tận hưởng một cốc cà phê ngon, nơi nào sẽ phù hợp cho cuộc hẹn hò cuối tuần… Chia sẻ những phát hiện thú vị và sở thích với họ, họ sẽ đẩy mạnh, phát hiện ra những điều thú vị hơn nữa. Và nếu bạn muốn thao thao bất tuyệt về tập mới nhất của Game of Thrones thì bạn biết phải đi đâu rồi đấy

 

Những “cây hài” văn phòng

 

Những “cây hài” văn phòng là một trong những người làm cho mọi người thấy vui vẻ. Mặc dù họ luôn sẵn sàng phá vỡ những trò đùa “chính đạo”, biết khi nào thì mang bánh vào một cuộc họp dài, hay lúc nào cũng sẵn sàng “bắt cóc” một ai đó ra ngoài đi dạo hoặc uống một cốc cà phê, họ nắm bắt được tâm trạng và nhịp độ của văn phòng để có hành động phù hợp. Họ cũng là người thiết lập những khoảng thời gian vui vẻ cùng nhau và bữa ăn tối tự phát sau ngày làm việc, do đó, hãy nhận biết họ là ai và tham gia xây dựng và thúc đẩy hoạt động của họ cũng như của nhóm.

 



Là người có niềm đam mê điện ảnh và du lịch, tôi thích thưởng thức những bộ phim hay, đậm chất điện ảnh và nhân văn. Lan tỏa những điều tích cực là điều tôi đang và sẽ làm nhiều hơn nữa trong tương lai.
back-to-top iconicjob