Giám Đốc Vận Hành (CEO) là người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc lãnh đạo và quản lý toàn bộ hoạt động của công ty. Vị trí này yêu cầu khả năng hoạch định chiến lược, quản trị tài chính, nhân sự, và điều hành các hoạt động hàng ngày để đảm bảo công ty đạt được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
Nhiệm vụ chính:
1. Xác định và hoạch định chiến lược tổng thể cho công ty
- Mục tiêu của Công ty: Giám đốc điều hành phải xác định mục tiêu cụ thể mà Công ty muốn đạt được trong tương lai gần và xa. Các mục tiêu này cần được đặt ra một cách rõ ràng, cụ thể và có thể đo lường được.
- Giá trị cốt lõi của Công ty : Xác định và thiết lập các giá trị cốt lõi của Công ty, đây là những nguyên tắc và tiêu chuẩn mà Công ty sẽ tuân thủ và áp dụng trong mọi hoạt động kinh doanh.
- Tầm nhìn và sứ mệnh: CEO phải xác định tầm nhìn dài hạn cho Công ty và xác định rõ sứ mệnh của nó.
- Văn hóa Công ty: Giám đốc điều hành xây dựng và duy trì một văn hóa Công ty mạnh mẽ. Điều này bao gồm việc xác định các giá trị và quy tắc ứng xử, xây dựng môi trường làm việc tích cực và khuyến khích sự sáng tạo và phát triển cá nhân trong công ty.
- Quyết định chiến lược và hướng đi của tổ chức.
- Đề xuất những biện pháp nâng cao hoạt động và quản lý công ty.
- Phối hợp với Ban điều hành xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, mục tiêu dài hạn.
- Điều hành các Phòng/Ban Công ty để xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu cho từng bộ phận đảm bảo hoàn thành mục tiêu chung của Công ty.
2. Quản trị chiến lược
- Chiến lược kinh doanh: Xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh tổng thể cho Công ty, bao gồm phân tích thị trường, xác định vị trí cạnh tranh và lập kế hoạch tài chính.
- Chiến lược marketing: Định hình chiến lược marketing để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của Công ty, thu hút khách hàng và tạo dựng thương hiệu mạnh mẽ.
- Chiến lược sản phẩm: Xác định chiến lược phát triển sản phẩm, bao gồm việc nghiên cứu và phân tích nhu cầu thị trường, xác định tính năng và lợi ích của sản phẩm, và quản lý quy trình phát triển sản phẩm.
- Chiến lược phân phối: Xác định chiến lược phân phối để đảm bảo sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp được phân phối đến khách hàng một cách hiệu quả và kịp thời.
3. Quản trị hoạt động của doanh nghiệp
- Giám đốc điều hành có nhiệm vụ quản trị hoạt động của từng phòng ban, bộ phận.
- Công việc này nhằm giúp CEO điều phối nguồn lực để đạt được tối ưu các mục tiêu.
4. Quản trị tài chính
- CEO cần nắm kiến thức tổng quan về quản trị tài chính để phân tích và xây dựng ngân sách, chi phí hợp lý cho các hoạt động, giám sát và đánh giá xem chi phí đó có hợp lý không để đề xuất các phương án giải quyết phù hợp.
5. Quản trị nhân sự
- CEO có thể thu hút nhân tài về cho tổ chức, việc này góp phần xây dựng nên một nguồn nhân lực tiềm năng. CEO có thể không phải là người trực tiếp tuyển dụng nhân sự, nhưng cần nắm bắt và chịu trách nhiệm phê duyệt các vấn đề liên quan đến nhân sự như đào tạo, mức lương, khen thưởng,…
- Xác định chiến lược nhân sự và đưa ra các quyết định quan trọng như tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên.
- Quản lý và phát triển nhân viên của tổ chức, đảm bảo rằng họ có đủ năng lực, động lực và tâm huyết để hoàn thành công việc của mình.
- Xây dựng một văn hóa làm việc tích cực, khuyến khích sự phát triển của nhân viên, tạo ra môi trường làm việc động lực.
- Đảm bảo rằng tổ chức tuân thủ các quy định và chính sách nhân sự, bao gồm luật lao động, quyền lợi và trách nhiệm của nhân viên.
- Xử lý các vấn đề liên quan đến nhân sự, bao gồm các vấn đề liên quan đến kỷ luật, quản lý hiệu suất và đánh giá nhân viên.
- Đưa ra các quyết định quan trọng về cấp bậc và lương cho nhân viên, đảm bảo rằng tổ chức có chính sách công bằng và hợp lý về lương và phúc lợi.
6. Kiểm soát các vấn đề nội bộ
- CEO theo dõi các hoạt động trong công ty, tổ chức và xây dựng hệ thống nguồn nhân lực cốt lõi để thực hiện kiểm soát nội bộ.
- Xây dựng hệ thống kiểm soát hoạt động cho Công ty.
- Xây dựng bộ máy và tổ chức hệ thống kiểm soát đã được phê duyệt.
7. Báo cáo
- Chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện hệ thống báo cáo đối với Giám đốc điều hành cho Ban điều hành theo quy định của công ty.
- Dựa trên các nhiệm vụ trên, bạn có thể xây dựng bảng nhiệm vụ chi tiết hàng ngày, hàng tuần, quy trình và hướng dẫn làm việc.
8. Đảm nhận các công việc khác
- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Cấp trên hoặc của Ban lãnh đạo Công ty tùy theo từng thời điểm phát sinh công việc.