iconicJob.vniconicJob Việt Nam - Career Blog

Thư cảm ơn nhà tuyển dụng sau phỏng vấn, làm sao cho đúng?

Bạn đã hoàn thành giai đoạn 1 của công cuộc săn việc làm: phỏng vấn với nhà tuyển dụng. Bạn đã cho nhà tuyển dụng thấy được những kinh nghiệm chuyên môn (thêm vào đó là một phần tính cách) của bạn. Ngược lại, bạn cũng hiểu thêm về công việc mà bạn đang hướng tới. Bây giờ là lúc để bạn gửi thư cảm ơn nhà tuyển dụng cũng như dõi theo tiến độ tuyển dụng.

 

Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được sự cảm kích của bạn khi họ đã dành thời gian và cơ hội để bạn có thể đến với công việc yêu thích; vì vậy đừng tự giới hạn bản thân trong một email hoàn toàn mang tính xã giao. Đây là cơ hội của bạn để thể hiện sự hứng thú về các bước tiếp theo của quá trình tuyển dụng.

 

Sau đây là một số lời khuyên để viết một email cảm ơn chắc chắn sẽ giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

 

1. Đúng lúc

 

Gửi thư cảm ơn vào buổi chiều hoặc đầu giờ tối, hoặc tối muộn, đảm bảo rằng thư của bạn sẽ nằm phía trên cùng trong số thư gửi đến trong hòm thư của nhà tuyển dụng vào sáng hôm sau. Nếu cuộc phỏng vấn diễn ra tốt đẹp, nhất là phỏng vấn qua điện thoại hoặc video, chắc hẳn bạn sẽ muốn duy trì ấn tượng đó. Còn nếu cuộc phỏng vấn không như mong đợi, bạn càng trì hoãn việc gửi email cảm ơn, tình hình càng trở nên khó cứu vãn.

 

thu-cam-on-nha-tuyen-dung-lam-sao-cho-dung-1.jpg

 

2. Khẳng định bản thân

 

Chẳng có cách nào để bạn biết được chỉ riêng trong ngày phỏng vấn đó thôi đã có bao nhiêu ứng viên có thể đã liên lạc với nhà tuyển dụng. Hãy chắc chắn rằng bạn đã làm hết mọi cách để có thể gây được ấn tượng tốt nhất. Có nghĩa là bạn đã trực tiếp hỏi về vị trí bạn đang ứng tuyển và làm nổi bật một điểm nhấn đặc biệt nào đó trong suốt cuộc đàm thoại. (Có lẽ nhà tuyển dụng đã giúp làm sáng tỏ một phần vai trò mà bạn chưa nắm rõ, và đó là điều bạn cần phải cảm ơn họ.)

 

3. Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu đóng góp

 

Giả sử bạn đã có được cái nhìn sâu sắc hơn về công việc, hãy đưa ra một ý tưởng để cùng bàn luận. Đưa ra một ý kiến đóng góp trong quá trình phỏng vấn là điều dễ tạo ấn tượng nhất. Bạn có sáng kiến và sẵn sàng đóng góp nó cho công ty ngay cả khi chưa được tuyển dụng là điều khiến cho các nhà tuyển dụng dễ dàng nói đồng ý hơn cả.

 

thu-cam-on-nha-tuyen-dung-lam-sao-cho-dung-2.jpg

 

Sự đóng góp này có thể có nhiều dạng. Có thể bạn đang tham gia các mạng xã hội, nghĩ về một chiến dịch thú vị gắn với tiếng nói của doanh nghiệp hoặc nghiên cứu về người có ảnh hưởng nhất đến YouTube có tiền năng trở thành đối tác. Nếu bạn là một nhà phát triển phần mềm thì hãy thảo luận về một thách thức mà công ty hiện phải đối mặt, ví dụ như có một lỗ hổng ở việc giải quyết vấn đề cụ thể và gửi cho họ mã code của bạn.

 

4. Nói rằng tôi là người mà các anh chị đang cần

 

Phỏng vấn là con đường hai chiều. Nhà tuyển dụng muốn biết rằng sau khi biết thêm về công việc, liệu bạn có thật sự muốn nó hay không. Những điều mà công ty thu hút bạn nhất, các kinh nghiệm trước đây mà bạn có thể áp dụng trực tiếp vào công việc, và những gì mà bạn hi vọng có thể học hỏi được. Trong khi nội tâm bạn có lẽ đã mặc định đây là công việc mà bạn mong muốn, hãy thể hiện rõ ràng rằng cơ hội này là một cái gì đó bạn muốn theo đuổi, như vậy sẽ đảm bảo với họ rằng bạn là một ứng viên xứng đáng.

 

5. Nghĩ về các bước tiếp theo

 

Mẹo tiếp cận này thì cũng tùy theo trường hợp cụ thể. Nếu bạn cảm thấy hoàn toàn mù tịt về các bước tiếp theo của quá trình tuyển dụng thì một câu hỏi đơn giản về lịch trình của họ là điều hợp lý (làm như vậy cũng cho thấy cả hai phía đều nghiêm túc và chủ động). Nếu bạn không có một chút dự cảm nào về những gì xảy ra tiếp theo, nhấn mạnh lại một lần nữa rằng bạn luôn sẵn sàng và thể hiện rõ sự quan tâm của bạn trong buổi gặp mặt, cũng như cả một cái kết thúc tốt cho thư cám ơn.

 

thu-cam-on-nha-tuyen-dung-lam-sao-cho-dung-3.jp

 

6. Gói ghém lại mọi thứ một cách tốt đẹp

Tarek Pertew, đồng sáng lập của Uncubed, khuyên các ứng viên “đóng góp một cái gì đó hữu ích, hay nói cách khác, đừng quên mang tới những lời khuyên” để thể hiện rằng bạn đang đạt đến tốc độ và phong độ tốt nhất. Tiến hành một số nghiên cứu về các lĩnh vực hoặc thị trường mà bạn đang theo đuổi và tìm một bài báo về vụ án mạng nào đó, hoặc bài blog mà bạn nghĩ rằng nhà tuyển dụng có thể sẽ có hứng thú. Bao gồm một dòng tái bút đơn giản ở dưới cùng của email và nói “Hi vọng anh/chị sẽ thích bài viết đó.” Làm như vậy sẽ cho người phỏng vấn thấy rằng bạn đang bắt kịp xu thế trong lĩnh vực đó.

 

Hãy nhớ rằng, ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình hoàn toàn đã thất bại trong cuộc phỏng vấn, thì đây vẫn sẽ là một cơ hội để lấy lại hình ảnh, ít nhất là tạo một địa chỉ liên lạc chuyên nghiệp mới cho hồ sơ của bạn (LinkedIn chẳng hạn).

 



Là người có niềm đam mê điện ảnh và du lịch, tôi thích thưởng thức những bộ phim hay, đậm chất điện ảnh và nhân văn. Lan tỏa những điều tích cực là điều tôi đang và sẽ làm nhiều hơn nữa trong tương lai.
back-to-top iconicjob