Bếp Phó đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và điều phối hoạt động của khu vực bếp, đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong quá trình chuẩn bị và chế biến món ăn. Vị trí này yêu cầu khả năng lãnh đạo, quản lý và đào tạo nhân viên, cùng với việc duy trì tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm.
Nhiệm vụ chính:
‐ Hỗ trợ Bếp thực hiện việc nhập hàng, kiểm tra tình trạng hàng hóa nhập về như các loại thực phẩm, nguyên liệu, dụng cụ bếp… phải đảm bảo cả về chất lượng lẫn số lượng.
‐ Kiểm tra và lên đơn đặt hàng các nguyên vật liệu cần thiết cho khu vực phụ trách theo định kỳ, trình Bếp ký duyệt.
‐ Trực tiếp xử lý các đơn hàng còn tồn đọng trong bộ phận phụ trách.
‐ Phân công và chỉ đạo nhân viên thuộc bộ phận thực hiện vệ sinh khu vực bếp phụ trách vào đầu ca – chuẩn bị nguyên liệu chế biến theo yêu cầu.
‐ Chế biến món ăn.
‐ Hướng dẫn, chỉ đạo nhân viên bếp phụ trách sơ chế và chuẩn bị nguyên vật liệu cần thiết theo order của khách.
‐ Trực tiếp hoặc phân công nhân viên thực hiện tẩm ướp gia vị cho món ăn.
‐ Trực tiếp hoặc phân công nhân viên chế biến món ăn theo đúng công thức, yêu cầu và quy trình chuẩn; đảm bảo món ăn hoàn thành đúng vị và phù hợp với yêu cầu của khách (nhất là những yêu cầu đặc biệt)
‐ Kiểm tra lại chất lượng món ăn, cả mùi vị và cách trang trí trước khi mang ra phục vụ khách.
‐ Đảm bảo khu vực làm việc luôn duy trì tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động.
‐ Quản lý và đào tạo nhân sự.
‐ Phân chia công việc cụ thể cho từng nhân viên bếp thuộc khu vực quản lý, đảm bảo đúng người đúng việc.
‐ Trực tiếp đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ bếp cho nhân viên mới.
‐ Kiểm tra, giám sát quá trình làm việc của nhân viên, đảm bảo thực hiện đúng quy trình, quy định theo tiêu chuẩn bếp.
‐ Phát hiện và bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nhân viên “được việc”, tiềm năng.
‐ Hỗ trợ Bếp phó xử lý các công việc liên quan tới nhân sự thuộc bộ phận quản lý.
‐ Định kỳ cuối tháng/ quý/ năm đánh giá xếp loại cho nhóm nhân viên phụ trách – đề nghị khen thưởng hoặc nâng bậc cho nhân viên nổi bật.
‐ Quản lý khu vực bếp – xử lý phát sinh.
‐ Giám sát chặt chẽ quy trình bảo quản nguyên vật liệu của nhân viên – thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý những hư hỏng, sai phạm nếu có trong phạm vi quyền hạn.
‐ Cùng với nhân viên bảo trì định kỳ kiểm tra để kiểm soát các nguy cơ mất an toàn tại khu vực bếp như cháy nổ, ngộ độc thực phẩm…
‐ Định kỳ phân công nhân viên làm vệ sinh tổng thể khu vực bếp quản lý để đảm bảo chất lượng vệ sinh theo quy định.
‐ Tiếp nhận và xử lý những sự cố phát sinh về chất lượng món ăn, thái độ làm việc/ phục vụ của nhân viên trong phạm vi quyền hạn.
‐ Công việc cuối ca.
‐ Phân công nhân viên làm vệ sinh công cụ dụng cụ chế biến – sắp xếp ngăn nắp, đúng nơi quy định.
‐ Phân công nhân viên làm vệ sinh khu vực chế biến, tử đựng thực phẩm.
‐ Kiểm tra việc bảo quản nguyên vật liệu trước khi kết thúc ca, đảm bảo thực hiện đúng quy trình, quy định.
‐ Kiểm tra lần cuối để chắc chắn các hệ thống bếp như đèn, quạt, thông gió, tủ lạnh, tủ mát và một số thiết bị khác trong tình trạng ổn định – Tắt tất cả các thiết bị điện không cần thiết nếu là ca cuối trong ngày.
‐ Báo cáo công việc cho Bếp phó vào cuối ca làm việc – Bàn giao công việc cho ca sau.
‐ Công việc khác.
‐ Kiểm soát các đề xuất mua hàng của nhóm phụ trách, đảm bảo các đơn hàng hợp lý và tiết kiệm.
‐ Đề xuất sáng kiến cải tiến quy trình làm việc, nâng cao hiệu quả công việc của nhóm nhân viên quản lý hoặc cho cả bộ phận.
‐ Tham gia đầy đủ các cuộc họp định kỳ hoặc đột xuất của bộ phận.
‐ Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, nghiệp vụ khi được phân công.
‐ Thực hiện các công việc khác theo sự chỉ đạo của cấp trên.