iconicJob.vniconicJob Việt Nam - Career Blog

Xử lý như thế nào khi đồng nghiệp trở thành xếp

Bạn sẽ làm gì khi một bạn đồng nghiệp của bạn được thăng chức lên làm sếp của bạn và việc phải thay đổi cách ứng xử đối với họ có thể sẽ là một điều khó khăn. Bạn có thể đã rất thân với họ, đã từng ăn trưa chung hoặc cùng đi tập thể dục chung với nhau. Nhưng giờ, đột nhiên có những vấn đề cần chú ý khi nói chuyện và có các chủ đề không thể được đề cập trong cuộc nói chuyện. Để có thể dễ dàng thay đổi và thích nghi bạn cần thời gian để xác định lại các mối quan hệ của bạn với sếp.

I. Định nghĩa lại mối quan hệ của bạn

1. Dự đoán thay đổi

Không có bất kì nghi ngờ gì về điều này, khi một đồng nghiệp được thăng chức lên vị trí quản lý cao cấp hơn, mọi thứ sẽ thay đổi không còn như lúc cả hai còn là đồng nghiệp. Tại sao? Đôi khi, sự thay đổi này là một vấn đề về pháp lý, vì nhiều môi trường làm việc nghiêm ngặt không có chính sách tương quan giữa quản lý và phi quản lý. Việc giám sát, đánh giá công việc đưa ra quyết định khen thưởng hoặc sa thải có thể sẽ rất khó khăn khi người đó là bạn của bạn. Do đó, ở vị trí quản lý họ phải giữ khoảng cách với bạn vì những lý do này.

2. Kiểm soát sự lúng túng ban đầu

Bạn đã làm việc với sếp cũ một thời gian, và có lẽ và có lẽ đã trở nên quen thuộc với tính cách và cách làm việc của người này. Giờ đây, bạn phải vượt qua giai đoạn lúng túng ban đầu của việc thiết lập mối quan hệ và giao tiếp với sếp mới của bạn.

– Hãy cởi mở trước những thay đổi, những góp ý mang tính xây dựng sẽ được sếp mới giám sát trong các tuần sắp tới. Hãy hỏi sếp mới của bạn xem anh ta chấp nhận cách bạn đang làm việc hoặc có cần phải sửa đổi bất kỳ quy trình nào không. Một khi bạn có được một ý kiến hay hữu ích cho công việc, bạn có thể làm việc mà không cần phải quản lý quá nhiều việc nhỏ nhặt.

3. Hãy nhớ rằng quá trình chuyển đổi này cũng khó khăn đối với sếp mới của bạn

Xử lý chuyển dịch cơ cấu tại nơi làm việc luôn luôn là khó khăn. Việc chuyển từ nhân viên sang vị trí quản lý có nghĩa là phải điều chỉnh công việc và trách nhiệm mới cho người này. Hãy cố gắng hiểu và đồng cảm với họ.

– Đồng cảm là khả năng hiểu suy nghĩ, cảm xúc và kinh nghiệm của người khác. Đây là một kỹ năng đáng kể cho sự lãnh đạo nơi làm việc hiệu quả.

– Thể hiện sự đồng cảm có thể bằng cách trêu chọc sếp mới của bạn về vai trò mới mà cô ấy đang đảm nhận. Ví dụ, bạn có thể nói, “Này, Linda, bạn đang thực sự xử lý tốt nhiệm vụ mới này. Tôi mong muốn bạn làm sếp của tôi.”

4. Cho phép sếp mới của bạn xác định mối quan hệ mới

Anh ấy có thể tiếp tục thân thiện, những đừng quá thoái mải hoặc tùy tiện trước mặt anh ấy. Đừng đổ lỗi hoặc nói xấu nếu anh ấy không tiếp tục nói chuyện với bạn và những người khác ngoài công việc.

Xử lý như thế nào khi đồng nghiệp trở thành xếp

II. Duy trì tính chuyên nghiệp

1. Đối xử với đồng nghiệp cũ của bạn như sếp của bạn

Điều này không có nghĩa là thái độ của bạn phải thay đổi hoàn toàn đối với họ, nhưng bạn nên tôn trọng và đi theo sự dẫn dắt của họ trong các chủ đề thảo luận. Duy trì ranh giới thích hợp khi ở trong văn phòng.

– Bắt đầu vào một nhiệm vụ được giao mà không cần phải nhắc bạn lặp đi lặp lại.

– Đừng rên rỉ khi được yêu cầu làm điều gì đó.

– Tránh tin đồn về sếp của bạn với các nhân viên khác.

– Hãy trình bày các giải pháp giúp giải quyết vấn đề thay vì phàn nàn về nó.

– Hãy thể hiện thái độ làm việc chuyên nghiệp

2. Không phàn nàn về công việc với sếp mới của bạn

Bạn có thể chia sẻ sự bất mãn của mình trong công việc với cô ấy khi bạn là đồng nghiệp, nhưng khi đồng nghiệp chuyển sang sếp, bạn không nên nói những điều đó trong cuộc thảo luận. Tất nhiên, nếu cô ấy có câu hỏi về môi trường làm việc thì bạn hãy chia sẽ nó một cách thẳng thắn. Chỉ cần chắc chắn làm như vậy một cách chuyên nghiệp và mang tính xây dựng.

3. Đừng bực bội hay buồn nếu bị sếp la trong công việc

Hãy tìm cách chấp nhận các phê bình mang tính xây dựng của xếp. Cảm ơn họ vì phản hồi và bạn sẽ cố gắng khắc phục những yếu điểm trong công việc.

4. Có ảnh hưởng tích cực đến các đồng nghiệp khác

Một số đồng nghiệp của bạn có thể cảm thấy bực tức đối với sếp mới. Điều này sẽ là ảnh hưởng xấu đến tinh thần làm việc của các đồng nghiệp khác, và sếp của bạn có thể phải cắt đứt mối quan hệ với các đồng nghiệp khác trước đây.

– Giải thích cho các đồng nghiệp khác rằng sếp mới có vai trò và trách nhiệm mới. Hãy là một nhân viên cởi mở tích cực. Và phấn đấu làm việc vì mục tiêu chung của công ty.

5. Đừng yêu cầu hoặc mong đợi những ưu đãi đặc biệt

Đừng nghỉ rằng người đó sẽ tiết lộ cho bạn biết các thông tin quản lý trong công ty. Và nếu không hoàn thành nhiệm vụ bạn có thể bị sa thải. Không sử dụng mối quan hệ cá nhân của bạn với người này để được hưởng những ưu ái đặc biệt, điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn.

6. Đối phó với sự ghen tỵ

Bạn có thể cảm thấy hơi ghen tỵ với đồng nghiệp của mình. Có thể bạn muốn sự nghiệp của bạn di chuyển nhanh như cô ấy. Thay vì, cảm thấy ghen tỵ và tỏ ra khó chịu, bạn có thể chia sẽ nguyện vọng của bạn và rất có thể cô ấy có thể giúp bạn bạn thăng tiến và cho bạn biết cách làm và lên kế hoạch để đạt được điều bạn muốn.

iconicJob.vn



Tài Phan có kinh nghiệm 6 năm trong ngành Digital Marketing, luôn muốn chia sẽ những kiến thức hữu ích đến với mọi người. Quan niệm sống của tôi là “Lạc quan luôn là yếu tố dẫn đến thành công, không điều gì có thể thực hiện được mà không có hy vọng và sự tự tin”.
back-to-top iconicjob