iconicJob.vniconicJob Việt Nam - Career Blog

Quay lại công ty cũ – lối đi nào thông minh?

Không phải ai cũng quyết định ra đi khi đã kiếm cho mình được một “bãi đáp” an toàn ở công ty mới, đôi khi nghỉ việc chỉ đơn thuần xuất phát từ sự chán nản nhất thời không tìm ra lối thoát. Mãi bôn ba với hàng chục hồ sơ tìm việc làm được gửi đến nhà tuyển dụng mà không nhận được dù chỉ một lời hồi đáp, bạn đột nhiên muốn quay về chốn cũ.

Đừng nghĩ chuyện này khó chấp nhận, trên thực tế có rất nhiều người sau một khoảng thời gian thất nghiệp hoặc sau khi chuyển sang môi trường làm việc khác mới cảm thấy mình không phù hợp và bắt đầu thấy trân trọng những ngày tháng cũ. Nếu bạn cũng đang nuối tiếc và có ý muốn quay về với chiếc ghế cũ, bàn làm việc xưa nhưng chưa tìm được hướng đi đúng đắn thì bài viết này đích thị dành cho bạn. Đừng nghĩ rằng bây giờ quay trở về bạn sẽ trở thành người bại trận, chỉ cần một chút khôn khéo và chân thành, bạn hoàn toàn có thể xuất hiện trong tư thế ngẩng cao đầu một lần nữa.

1. Dấu ấn quan trọng trước khi nghỉ việc

quay-lai-cong-ty-cu-loi-di-nao-thong-minh-1

Để luôn sẵn sàng cho mọi tình huống có thể xảy ra (chẳng hạn như việc bạn trở lại lần 2), hãy luôn nhớ rằng, dù cho ngày mai có là ngày bạn rời khỏi công ty thì hôm nay bạn cũng hãy cố gắng hết sức để hoàn thành tất cả các nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất. Đừng để những ấn tượng mà bạn gây dựng được từ ngày đầu bước đến công ty bị sụp đổ chỉ vì những hành động vô trách nhiệm sau khi bạn quyết định dứt áo ra đi.

Hãy thể hiện bạn là nhân viên “có tâm nhất quả đất”, tận tâm vì công việc cho đến ngày cuối cùng, hãy bàn giao và nhiệt tình hướng dẫn cho nhân viên mới và đừng quên viết thư hoặc trực tiếp gửi lời cảm ơn đến sếp và đồng nghiệp. Tác phong làm việc chuyên nghiệp sẽ giúp bạn ghi điểm và được đánh giá cao cũng như để lại hình ảnh tốt đẹp trong mắt mọi người. Bạn cũng nên giữ các mối quan hệ và thường xuyên liên lạc với các đồng nghiệp cũ, họ sẽ là tai mắt cho bạn khi công ty có những vị trí mới tiềm năng và đồng thời là cầu nối giúp bạn chiếm lợi thế hơn khi có ý định muốn quay về.

2. Trở lại trong tư thế ngẩng cao đầu

quay-lai-cong-ty-cu-loi-di-nao-thong-minh-2

Hãy cân nhắc và suy nghĩ thật kỹ càng trước khi quyết định có nên trở lại làm việc cho công ty cũ hay không. Bạn thật sự muốn tiếp tục cống hiến vì lợi ích chung của tổ chức hay chỉ muốn có thêm thu nhập để trang trải cho quá trình tìm kiếm một công việc hoàn hảo hơn? Nếu như chỉ vì mục tiêu vật chất thì bạn không nên làm lãng phí thời gian của cả 2 bên, hành động này chẳng những hủy hoại thanh danh của chính bạn mà còn khiến bạn mất đi các mối quan hệ tốt đẹp mà bạn cố gắng giữ gìn bấy lâu nay.

Ngoài ra, bạn cũng nên xác định trước tư tưởng có thể bị từ chối bất cứ lúc nào dù cho trước đó bạn đã từng là nhân viên xuất sắc. Thật khó để một nhà tuyển dụng có thể tin tưởng và trao cơ hội lần nữa cho người đã từng rời bỏ công ty; vị trí của bạn cũng rất có thể đã có người thay thế. Thêm nữa, nếu như bạn không có gì nổi bật để đóng góp cho lần trở lại này thì xác suất bạn được nhận cũng vô cùng nhỏ. Hãy thể hiện sự chân thành và những ý tưởng mới mẻ mà bạn có được trong quá trình nhảy việc, biết đâu đấy lại là con át chủ bài giúp bạn dễ dàng nhận được cái gật đầu đồng ý của nhà lãnh đạo.

3. Nhanh chóng đưa ra lời đề nghị

quay-lai-cong-ty-cu-loi-di-nao-thong-minh-3

Giờ thì, nếu đã chắc chắn với quyết định của mình, hãy mạnh dạn đề nghị với nhà tuyển dụng. Việc bạn ngại ngần và nhờ đồng nghiệp cũ chuyển lời chỉ khiến bạn vô tình đánh mất cơ hội của mình vào tay kẻ khác. Hãy chủ động gọi điện hoặc gửi email để sắp xếp một cuộc hẹn trực tiếp với người chịu trách nhiệm tuyển dụng chính để nói về vấn đề này, tuyệt đối không bao giờ nhờ vả người thứ ba. Cơ hội của mình phải do chính mình nắm lấy.

_____________________________

Mọi thông tin liên hệ:

ICONICJOB VietNam – Cổng thông tin tuyển dụng nhân sự cấp cao, mạng tim viec lam nhanh, ứng tuyển ngay việc làm mới từ các nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam.



Whatever happens, happens
back-to-top iconicjob