iconicJob.vniconicJob Việt Nam - Career Blog

Chán làm công, mơ làm chủ nhưng nếu không biết bí mật này thì start-up của bạn sẽ có nguy cơ “chết yểu”

Start up là điều mà bất cứ người trẻ nào cũng từng mơ đến. Thế nhưng, con đường khởi nghiệp vốn không trải đầy hoa hồng, nó vốn tồn tại rất nhiều chông gai, đến nỗi người ta vẫn nói 9/10 start up sẽ chết yểu.

Vậy đâu là nguyên nhân khiến bạn thất bại và không thể phát triển con đường kinh doanh riêng cho bản thân?

1. Thiếu linh hoạt trong kinh doanh (17%)

Chán làm công, mơ làm chủ nhưng nếu không biết bí mật này thì start-up của bạn sẽ có nguy cơ “chết yểu”

Các công ty mới thường có lợi thế rất lớn, đó là sự tự do và linh hoạt. Thế nhưng, đôi khi các start up lại không khéo léo tận dụng tốt những lợi thế sẵn có này. Theo phân tích từ các chuyên gia, 10% thất bại của start up bắt đầu từ việc chọn hướng kinh doanh để thay đổi không hợp lý, 7% tiếp theo đến từ quá trình chuyển hướng.

Để tránh gặp thất bại, các star up phải dự trù được các sự cố xảy ra, có sự chuẩn bị tốt nhất và bật chế độ thích nghi phù hợp.

2. Thiếu tỉ mỉ trong công việc (34%)

Start up không phải là điều đơn giản. Bạn sẽ phải chèo chống cả con thuyền phía sau. Vì vậy, bạn tuyệt đối không được cẩu thả trong việc lập kế hoạch kinh doanh. Đã có 17% start up lao đao chỉ bởi sản phẩm họ tung ra quá nghèo nàn, 9% không biết định vị thương hiệu, 8% vướng phải các vấn đề pháp lý.

Vì vậy, ngay từ đầu, bạn cần có định hướng đúng và đủ cho kế hoạch kinh doanh của mình.

3. Mất cân bằng trong công việc và cuộc sống (30%)

Chán làm công, mơ làm chủ nhưng nếu không biết bí mật này thì start-up của bạn sẽ có nguy cơ “chết yểu”

Là người mới bước chân vào con đường khởi nghiệp, bạn sẽ dễ sa chân vào chuyện ôm đồm quá nhiều việc cùng một lúc. Công việc căng thẳng, cuộc sống nhiều sức ép ngày càng dồn bạn vào chân tường. Rồi đến một lúc nào đó, khi sức ép này vượt ngưỡng chịu đựng, bạn dễ cáu giận và đưa ra các quyết định sai lầm. Với các doanh nghiệp mới bắt đầu, một quyết định sai đã đủ giết chết một dự án vừa mới được ươm mầm.

Vì thế, hãy cố gắng cân bằng công việc và cuộc sống ngay từ khi bắt đầu: có chế độ sinh hoạt lành mạnh, tập một vài môn thể thao, học cách sắp xếp và quản lý công việc… Bạn sẽ thấy mọi thứ xung quanh mình đơn giản hơn nhiều.

4. Không có khả năng kết nối (36%)

Để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững, kết nối giữa các nhân viên rất quan trọng. Một nhân viên giỏi không thể xử lý hết công việc, nhưng một tập thể vững có thể chèo chống cả con thuyền dưới sức ép của thị trường.

23% start up đã gặp thất bại vì không biết quản lý nhân viên, 13% không thể sống sót vì bất hòa giữa các nhà đầu tư/các thành viên sáng lập.

Như vậy, ngay từ khi bắt đầu, bạn phải học cách xây dựng một đội nhóm biết cách phối hợp hài hòa trong công việc và tin tưởng lẫn nhau.

5. Không phát triển đội ngũ marketing và bán hàng (47%)

Chán làm công, mơ làm chủ nhưng nếu không biết bí mật này thì start-up của bạn sẽ có nguy cơ “chết yểu”

Thực tế đã chứng minh rằng, sản phẩm tốt không phải là tất cả. Một sản phẩm dù xuất sắc đến đâu vẫn sẽ chết yểu nếu không biết cách đưa đến tay người tiêu dùng.

Giờ đây, với sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp lớn nhỏ, người dùng có vô số lựa chọn, từ giá cả cho tới chất lượng. Nếu không thu hút được sự chú ý của họ, công ty start up sẽ không có cơ hội giới thiệu chất lượng sản phẩm của mình.

Có rất nhiều start up đã lao đao vì xem thường yếu tố marketing và bán hàng: 19% đến từ khả năng cạnh tranh yếu kém, 14% đến từ chiến lược marketing nghèo nàn, 14% đến từ việc không xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng.

Do đó, song song với việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, các start up phải tích cực tuyển chọn người tài trong lĩnh vực marketing để giúp sản phẩm của mình nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.

6. Không có khả năng quản lý tài chính

Các công ty start up thường có số vốn không nhiều. Nếu không khéo quản lý ngay từ đầu công ty có thể làm ăn thua lỗ và sụp đổ.

Sự thông minh tài chính sẽ được đánh giá dựa trên các yếu tố sau: quản lý tốt dòng tiền mặt trong công ty, đưa ra mức giá bán sản phẩm phù hợp, biết cách kêu gọi vốn đúng lúc, giám sát chặt chẽ việc thu/chi và cân bằng dòng tiền…

Có một sự thật đau lòng là hầu hết các start up Việt Nam đều không biết quản lý tài chính. Họ thường nhập nhèm giữa tiền công và tiền tư, sử dụng người nhà để quản lý tài chính…

7. Ngạo mạn (85%)

Chán làm công, mơ làm chủ nhưng nếu không biết bí mật này thì start-up của bạn sẽ có nguy cơ “chết yểu”

85% start up sụp đổ đến từ sự tự tin vượt ngưỡng cho phép, không tự biết mình biết người của nhà sáng lập. Họ bất chấp nhu cầu của thị trường, tự cho rằng sản phẩm của mình là nhất, tung sản phẩm không đúng lúc, mô hình kinh doanh lỏng lẻo…

Để không hất đổ “ván cờ” sự nghiệp, người sáng lập phải biết trau dồi, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm. Hãy nghiên cứu thật kĩ những mô hình kinh doanh thành công, dung lượng thị trường, điểm mạnh của đối thủ… Mô hình SWOT là điều căn bản start up cần nắm được trước khi bước vào con đường kinh doanh.

Không phải ngẫu nhiên mà 9/10 công ty start up Việt Nam chết yểu ngay từ giai đoạn bắt đầu. Nguyên nhân nhiều khi không đến từ sản phẩm mà bắt đầu từ tự thân doanh nghiệp không biết cách vận hành, không quản lý tài chính tốt, không biết marketing và bán hàng… Vì vậy, để xây dựng nên một doanh nghiệp cho riêng mình, bạn phải học hỏi những điều này đầu tiên.

_____________________________

Mọi thông tin liên hệ:

ICONICJOB VietNam – Cổng thông tin tuyển dụng nhân sự cấp cao, mạng tìm việc làm nhanh, ứng tuyển ngay việc làm mới từ các nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam



Tài Phan có kinh nghiệm 6 năm trong ngành Digital Marketing, luôn muốn chia sẽ những kiến thức hữu ích đến với mọi người. Quan niệm sống của tôi là “Lạc quan luôn là yếu tố dẫn đến thành công, không điều gì có thể thực hiện được mà không có hy vọng và sự tự tin”.
back-to-top iconicjob