iconicJob.vniconicJob Việt Nam - Career Blog

5 Việc làm sẽ “phá hủy” buổi phỏng vấn của bạn

Sau thời gian tim viec lam và gửi hàng tá bộ hồ sơ xin việc, bạn may mắn có được một buổi phỏng vấn. Vậy bạn sẽ phải làm gì trước khi đi phỏng vấn xin viec lam? chắn chắn sẽ có nhiều thứ bạn phải chuẩn bị để có được một cuộc phỏng vấn hoàn hảo. Và đó cũng là cơ hội duy nhất để bạn thể hiện được bản thân, và chứng minh mình là ứng viên phù hợp nhất với cong viec này. Tuy nhiên, sẽ có những việc ngoài ý muốn phá tan những nỗ lực trước đó của bạn. Dưới đây là 5 việc có thể sẽ kiến bạn  không bao giờ có được lời đồng ý của nhà tuyển dụng sau khi phỏng vấn.

 

 

> Những việc cần làm khi bạn bị loại ngay “vòng gửi xe”
> 4 Việc cần phải làm khi nhận được công việc mới
> 4 Bí quyết “săn” tin tuyển dụng online

 

 

5 việc phá hủy buổi phỏng vấn

 

 

Bạn đến muộn khi đi phỏng vấn xin việc làm

 

Cơ hội đầu tiên để bạn tạo một ấn tượng xấu trong mắt nhà tuyển dụng là đến muộn. Nếu bạn đến muộn bao nhiêu phút thì đồng nghĩa với việc nhà tuyển dụng mất bấy nhiêu thời gian để ngồi chờ bạn. Có nghĩa là bạn đã “ăn cắp” của họ những thời gian quý báu đó. Mỗi người đều có 24h như nhau và nó trôi qua rất nhanh, đừng để người khác phải tốn thời gian vì bạn. Đó là một điểm trừ rất lớn cho lần phỏng vấn của bạn.

Bạn không tìm hiểu về thông tin công ty tuyển dụng

 

Bạn có thất vọng hay không, nếu như trong buổi hẹn họ đầu tiên với người yêu mà người đó không hề biết một chút thông tin gì về bạn. Có lẽ đó sẽ là buổi hẹn họ đầu tiên và cũng là buổi hẹn họ cuối cùng đối với bạn. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy thất vọng nếu như bạn không biết thông tin gì về họ, cũng như việc làm mà bạn đang ứng tuyển. Điều này cho thấy bạn không quan tâm và cũng không có chút mặn mà gì với họ và công việc. Họ sẽ sẵn sàng để gửi một lời cảm ơn và từ chối đối với bạn sau buổi phỏng vấn.

 

Xem thêm: Kinh nghiệm phỏng vấn tại công ty Nhật với người Nhật

 

Đánh trống lãng khi không có câu trả lời

 

Nhà tuyển dụng sẽ liên tục đưa ra những câu hỏi khó khiến bạn bối rối và không thể trả lời và bạn chọn phương án “đánh trống lãng” sang một câu trả lời khác. Điều này sẽ kiến nhà tuyển dụng cảm thấy khó chịu về cách trả lời của bạn. Nếu những câu trả lời chuyên môn quá khó mà bạn không biết, bạn hãy thẳng thắng, thành thật với nhà tuyển dụng rằng bạn không biết. Họ sẽ trân trọng sự thành thật của bạn.

 

Đặt những câu hỏi không liên quan đến việc làm

 

Việc bạn đặt những câu hỏi không liên quan đến công việc còn tội tệ hơn việc bạn không đặt câu hỏi gì cho nhà tuyển dụng. Hãy chuẩn bị 2 hoặc 3 câu hỏi thật thông minh để giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Còn không thì đừng hỏi những câu hỏi thiếu tinh tế, và không mấy liên quan đến công việc và công ty.

 

Xem thêmNhững bài học rút ra từ các lần phỏng vấn thất bại

 

Bạn quá tiêu cực

 

Khi bạn thể hiện thái độ tiêu cực với công việc cũ, môi trường cũ hay mọi thứ xung quanh sẽ kiến nhà tuyển dụng không có thiện cảm về bạn. Cho dù bạn có tài năng đến chừng nào mà mang theo một suy nghĩ tiêu cực thì bạn sẽ không bao giờ thành công. Vì vậy hãy suy nghĩ tích cực, hãy dành những lời khen, lời góp ý xây dựng thay cho những lời lăng mạ, chê bai.

 

Trên đây là những việc mà kiến bạn triệt tiêu một cơ hội làm việc của mình. Hãy cảnh giác những lưu ý trên để có thểm tim viec nhanh chóng.



Tài Phan có kinh nghiệm 6 năm trong ngành Digital Marketing, luôn muốn chia sẽ những kiến thức hữu ích đến với mọi người. Quan niệm sống của tôi là “Lạc quan luôn là yếu tố dẫn đến thành công, không điều gì có thể thực hiện được mà không có hy vọng và sự tự tin”.
back-to-top iconicjob